Khoa Công nghệ thông tin tổ chức Seminar khoa học “Sự phát triển Web 3.0 lên Web 4.0 và một số ứng dụng tại Việt Nam”

Ngày 23/9/2024, Khoa Công nghệ thông tin đã tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề: “Sự phát triển Web 3.0 lên Web 4.0 và một số ứng dụng tại Việt Nam” do ThS. Phạm Thị Lan Anh trình bày. Nội dung của báo cáo trình bày về một số vấn đề nổi bật của Web 4.0 so với Web 3.0 cũng như một số ứng dụng Web 4.0 đang được nghiên cứu, triển khai tại Việt Nam.

Buổi Seminar và sự tham gia của các thành viên trong nhóm nghiên cứu mạnh “Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp” và các em sinh viên khoa CNTT.

Hình 1: ThS. Phạm Thị Lan Anh trình bày báo cáo

Tiếp nối hệ sinh thái phi tập trung của Web 3.0, thế hệ thứ tư của World Wide Web đã xuất hiện. Web 4.0 kết hợp các công nghệ tiên tiến như: trí tuệ nhân tạo, học máy, Internet kết nối vạn vật, giao dịch chuỗi khối đáng tin cậy, thế giới ảo và thực tế tăng cường giúp tạo nên một hệ sinh thái lấy người dùng làm trung tâm, nâng cao trải nghiệm người dùng. Với sự phát triển rất nhanh chóng của công nghệ Web, Web 4.0 có thể trở thành đòn bẩy thúc đẩy các công nghệ tiên tiến ngày càng phát triển tại Việt Nam giúp cho nền kinh tế số của chúng ta cởi mở, năng động hơn.

Hình 2: Hình ảnh giới thiệu Web 4.0

Web 4.0 là thế hệ thứ tư của World Wide Web (WWW). Web 4.0 đang trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Ý tưởng của Web 4.0 manh nha hình thành gần như cùng lúc với thời gian nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng Web 3.0. Các nhà nghiên cứu mong muốn thế giới có được một thế hệ Web tiếp theo không chỉ trở thành một trợ lý kỹ thuật số như đã có ở Web 3.0 mà còn kết nối con người với các thiết bị xử lý thông tin một cách chặt chẽ, xóa mờ khoảng cách giữa người và máy, biến thế giới số chân thực như chính thế giới thực này. Vì vậy, Web 4.0 còn được gọi là Web cộng sinh.

Một số ứng dụng Web 4.0 tại Việt Nam gồm: Xây dựng thư viện 4.0; Du lịch với Web 4.0, 5.0

Hình 3: Mô hình xây dựng thư viện thông minh 4.0


Hình 4: Mô hình du lịch với Web 4.0, 5.0

Sau phần trình bày của ThS. Phạm Thị Lan Anh, các giảng viên và sinh viên tham dự buổi seminar có nhiều thảo luận xoay quanh chủ đề. Buổi seminar là cơ hội trao đổi học thuật, cập nhật, cung cấp thêm nhiều kiến thức mới về các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Kết quả thảo luận của buổi seminar làm cơ sở để định hướng, xác định chiến lược khoa học công nghệ của khoa Công nghệ thông tin trong thời gian tới.

Khoa Công nghệ thông tin