Nghiên cứu khoa học

NHÓM XÁC SUẤT THỐNG KÊ
NHÓM PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG NHÓM TỐI ƯU VÀ ỨNG DỤNG XÊ-MI-NA BÀI BÁO KHOA HỌC THÔNG TIN TOÁN HỌC

NHÓM XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Một số hướng nghiên cứu:

(1) Ứng dụng các phương pháp phân tích số liệu: phân tích hồi quy ( tuyến tính, logistics, phi tuyến,…), phân tích
phương sai, so sánh bội trong các lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, kinh tế – xã hội,…
(2) Các mô hình xác suất trong sinh học, nông nghiệp.

(3) Một số hướng nghiên cứu chuyên sâu trong kiểm định bội.

Các thành viên: Nguyễn Văn Hạnh, Đỗ Thị Huệ, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Hữu Hải, Nguyễn Thị Huyền (A), Nguyễn Thị Huyền (B).

NHÓM PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG

Chúng tôi quan tâm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong vật lý, sinh học…được mô hình hóa một cách toán học bằng các Phương trình đạo hàm riêng, Phương trình vi phân, tổng quát hóa là các toán tử vi phân, tiền vi phân (pseudo-differential operators).
Cách tiếp cận lý thuyết sẽ được tìm kiếm, minh họa và soi sáng bởi các công cụ của giải tích số.

Một số định hướng nghiên cứu:

(1) Mô hình hóa các vấn đề cụ thể của vật lý, sinh học,…bằng các phương trình đạo hàm riêng, phương trình vi phân.

(2) Lý thuyết phổ, giải tích tiệm cận các toán tử vi phân, tiền vi phân (không liên hợp).
(3) Giải số các phương trình đạo hàm riêng: phương pháp phần tử hữu hạn, thể tích hữu hạn…; giải hệ phương trình rất nhiều ẩn số; lập trình giải số trên một máy tính hoặc nhiều máy tính song song.
(4) Vấn đề nghịch đảo đối với các phương trình ĐHR.

Các thành viên: Phan Quang Sáng, Đào Thu Huyên, Thân Ngọc Thành, Lê Thị Diệu Thùy, Lê Thị Hạnh, Nguyễn Hà Thanh.

NHÓM TỐI ƯU

Chúng tôi quan tâm giải quyết một số bài toán sau:

(1) Bài toán tối ưu không lồi với biến hỗn hợp nguyên cùng một số ứng dụng trong lựa chọn đầu tư, khai phá dữ liệu, toán sinh học,…

(2) Bài toán tối ưu đa mục tiêu với biến 0-1 và ứng dụng (bài toán lập kế hoạch, xây dựng hệ thống nhượng quyền,….)

(3) Các phương pháp tối ưu ứng dụng trong lĩnh vực thám mã.

Các thành viên: Phạm Việt Nga,

XÊMINA

  • 08/11/15, Phan Quang Sáng, “Vấn đề nghịch đảo trong phương trình quỹ đạo Schrödinger”.
    Tóm tắt: trong phần thứ nhất của xemina chúng tôi sẽ đưa ra một lý giải cho câu hỏi: tại sao chúng ta nghiên cứu các Phương trình đạo hàm riêng, các toán tử không liên hợp? Trong phần thứ hai chúng tôi sẽ trình bày vấn đề nghịch đảo xác định tính ổn định của năng lượng vô hướng trong phương trình Schrödinger .
  • 01/11/15, Nguyễn Văn Hạnh, “Mô hình tuyến tính tổng quát: mô hình tuyến tính bội, mô hình logistics- P2”.
  • 25/10/15, Nguyễn Văn Hạnh, “Mô hình tuyến tính tổng quát: mô hình tuyến tính bội, mô hình logistics- P1”.

BÀI BÁO KHOA HỌC

  • 2014/20

THÔNG TIN TOÁN HỌC