[Giới thiệu] Chuyên Ngành Công Nghệ Phần Mềm
1. Tổng Quan Về Chuyên Ngành Công Nghệ Phần Mềm
Khái niệm: Công nghệ phần mềm là gì? Là một chuyên ngành nằm trong khối các ngành Công nghệ thông tin đào tạo với mục đích đào tạo ra các kỹ sư CNTT tương lai chuyên về lĩnh vực phần mềm. Các kĩ sư phần mềm sau khi ra trường cần phải có khả năng phân tích, thiết kế hệ thống, triển khai các sản phẩm hoặc dự án phần mềm. Ngoài ra cần phải có khả năng làm việc độc lập, có khả năng làm việc nhóm và lãnh đạo phát triển phần mềm.
Cơ hội việc làm ngành công nghệ phần mềm: Trong số các ngành nóng hổi hiện nay thì ngành ứng dụng phần mềm là một trong 5 ngành “hot” nhất của công nghệ thông tin vì tính ứng dụng thực tế vô cùng cao, nhu cầu thị trường rất lớn và không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Vì hầu hết cuộc sống thời đại 4.0 luôn bị ràng buộc bởi những phần mềm mà điển hình nhất là tất cả các phần mềm trên điện thoại, máy tính.
Vì vậy cơ hội việc làm trong ngành này phải nói đến là một con số rất lớn trong việc tìm kiếm nhân lực để đáp ứng.
Mức lương khủng: Nếu là một kỹ sư phần mềm giỏi cơ hội làm việc và thăng tiến của bạn không chỉ giới hạn trong nước, mà còn là cơ hội làm việc và hợp tác xuyên quốc gia hoặc làm việc ở các tập đoàn lớn về công nghệ phần mềm.
Vậy mức lương ngành công nghệ phần mềm như thế nào? Lương ngành công nghệ phần mềm bao nhiêu? Đi cùng với cơ hội mở rộng là mức lương cực kỳ hậu hĩnh với chế độ đãi ngộ cao. Lương có thể khởi điểm khoảng từ 8 triệu – 50 triệu hoặc hơn tùy vào khả năng, kinh nghiệm làm việc của mỗi người.
Như thế có nên học ngành công nghệ phần mềm? Nghe đến cơ hội việc làm và mức lương chắc bạn nào cũng cực kỳ hứng thú đúng không? Tuy nhiên, cơ hội luôn song song với khó khăn và thử thách. Vậy liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ phần mềm?
Được biết đến, chuyên ngành công nghệ phần mềm không còn là một ngành mới mẻ, nhưng những sản phẩm của nó luôn luôn đổi mới và làm thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách chóng mặt. Hiện nay, bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần tới sự có mặt của sản phẩm ngành Công nghệ Phần mềm, kể đến như các ứng dụng điện thoại cá nhân nhỏ lẻ đến phần mềm của các doanh nghiệp lớn hay những hệ thống quản lý của cả một quốc gia. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê với công nghệ và mong muốn cống hiến sự sáng tạo của mình vào công việc để tạo ra các phần mềm có tính ứng dụng cao, chính xác và hiệu quả nhất. Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã và đang đào tạo sinh viên về ngành hiện đang hot nhất này.
2. Tiến Trình Đào Tạo Chuyên Ngành Công Nghệ Phần Mềm
Dưới đây là khung chương trình đào tạo ngành công nghệ phần mềm của trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam bạn có thể tham khảo nhé!
+ Thời gian đào tạo: 4 năm
+ Các môn học chuyên ngành:
Tên Học Phần
- Tin học cơ sở
- Độ phức tạp thuật toán
- Kỹ thuật lập trình
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Cơ sở dữ liệu
- Nhập môn công nghệ phần mềm
- Quản lý dự án phần mềm
- Phân tích yêu cầu phần mềm
- Kiến trúc và thiết kế phần mềm
- Xây dựng và phát triển phần mềm
- Kiểm thử đảm bảo chất lượng phần mềm
- Lập trình hướng đối tượng
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 1
- Lập trình .NET
- Phát triển ứng dụng Web
- Phát triển ứng dụng web 2
- Lập trình Java
- Kiểm thử bảo mật ứng dụng web
- Phát triển phần mềm phân tán
- Linux và phần mềm nguồn mở
- Phát triển ứng dụng GIS
- Thương mại điện tử
- Thực tập chuyên ngành công nghệ phần mềm
Ngoài ra chuyên ngành công nghệ phần mềm còn có các môn học đại cương như: tiếng anh, thể dục, kỹ năng mềm..v..v…
3. Cơ Hội Nghề Nghiệp Ngành Công Nghệ Phần Mềm
Cơ hội việc làm ngành công nghệ phân mềm vô cùng rộng mở, vì thế sau khi theo học các bạn sinh viên có thể nắm được các kỹ năng như:
- Có kỹ năng thiết kế, xây dựng, bảo trì, vận hành và phát triển hệ thống thông tin cho các tổ chức.
- Có khả năng tổ chức quản lý phát triển dự án phần mềm hoàn chỉnh theo quy trình .
- Đưa ra các giải pháp xử lý, các sản phẩm phần mềm phù hợp cho các tổ chức.
- Thực hiện tham gia việc tổ chức, quản lý đảm bảo chất lượng cho một hệ thống phần mềm.
- Xây dựng và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình, công cụ phân tích, đánh giá yêu cầu của dự án, đưa ra giải pháp tiếp cận công nghệ hiện đại.
- Biết áp dụng các công cụ và phần mềm sẵn có để phát triển các dự án phù hợp cho khách hàng.
- Đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung cũng như công nghệ phần mềm nói riêng.
Kết luận: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam là nơi hội tụ đội ngũ giảng viên tài năng, có khả năng đào tạo dẫn dắt sinh viên rất tốt về lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và chuyên ngành Công nghệ phần mềm nói riêng. Ngoài ra, với khả năng giảng dạy, truyền đạt dễ hiểu sinh viên theo học sẽ có cơ hội tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng nhất. Cùng với đó là sự chuyên nghiệp về cách tổ chức chương trình giảng dạy hứa hẹn sẽ mang đến một quá trình đào tạo bài bản nhất!