[Hướng Nghiệp] Ngành Công Nghệ Thông Tin Nên Học Khối Nào?
Nhu cầu về nhân lực Ngành Công Nghệ Thông Tin chưa bao giờ có chiều hướng giảm xuống vì thế, các sĩ tử hiện nay đều đặc biệt quan tâm tới chủ đề Ngành Công Nghệ Thông Tin nên học khối nào? Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay về lĩnh vực này nhé!
1. Thực Trạng Theo Đuổi Ngành Công Nghệ Thông Tin
Kể từ khi mà Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trên hệ thống phát triển toàn cầu, mạng Internet phát triển bao phủ không chỉ riêng Việt Nam mà đó còn là toàn bộ thế giới thì đó cũng chính là lúc mà ngành Công nghệ thông tin trở nên hấp dẫn và thu hút mọi người.
Cùng với đó, nhu cầu nhân lực của ngành này chưa bao giờ giảm đi sức nóng. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay ở thời điểm chọn nghề chỉ biết duy nhất một thông tin đó chính là ngành Công nghệ thông tin là một ngành hot, theo đuổi ngành học này đồng nghĩa với việc sau này học xong ra trường sẽ có công ăn việc làm ổn định cùng một mức lương khá hấp dẫn luôn luôn đi theo số đông và không có một chính kiến riêng cho mình. Việc nắm bắt không rõ về những thông tin này sẽ làm rào cản nghiêm trọng cho các bạn không thể tiến sâu hơn trong ngành học này. Vậy chúng ta nên nắm bắt những thông tin tưởng chừng là cơ bản nhất nhưng điều đó chắc chắn sẽ giúp bạn thành công hơn hãy tìm hiểu thật kỹ ngành nghề mình định hướng tới nhé.
2. Ngành Công Nghệ Thông Tin Nên Học Khối Nào?
Cứ mỗi kì thi tuyển đại học, cao đẳng thì Ngành học công nghệ thông tin này luôn luôn thể hiện có một sức nóng riêng. Tuy nhiên, các bạn hầu hết đang khá mơ hồ với những thông tin quan trọng về Ngành Công Nghệ Thông Tin thi môn gì. Ngành Công Nghệ Thông tin hiện nay được tiến hành xét tuyển ở 4 tổ hợp môn:
- Khối A00 tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa
- Khối A01 tổ hợp môn: Toán – Lý – Anh
- Khối D01 tổ hợp môn: Toán – Văn – Anh
- Khối C01 tổ hợp môn: Toán – Lý – Văn
Việc mở rộng các tổ hợp môn như vậy tạo điều kiện thuận lời cho các bạn sĩ tử có thể được tham gia vào Ngành công nghệ thông tin dựa vào những môn là thế mạnh của mình. Bạn hoàn toàn có thể thi vào Ngành công nghệ thông tin với 4 khối thi này tương đương với các môn học thuộc lĩnh vực xét tuyển trong đó cũng phải có ít nhất một môn là thế mạnh của bạn.
3. Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Thông Tin
Khi có định hướng theo đuổi ngành học này chắc chắn bạn cũng đang băng khoăn một điều rằng ngành Công nghệ thông tin cần học những gì? Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, kiến thức về thiết kế, ứng dụng các hệ thống phần mềm, xây dựng và bảo trì các thiết bị phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính. Hơn thế nữa, còn có thể sử dụng thành thành ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình. Ngoài những kỹ năng cơ sở chuyên môn sinh viên còn được trang bị các kiến thức về ngoại ngữ, các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý bản thân và kỹ năng hội nhập…
4. Đào Tạo Ngành Công Nghệ Thông Tin Chất Lượng Cao Ở Đâu?
Nếu bạn chưa tìm được cho mình một cơ sở đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín thì bạn hãy tìm hiểu ngay với Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (Trước là trường Đại học Nông Nghiệp I) khoa công nghệ thông tin được thành lập từ năm 2002 gồm có: ngành công nghệ phần mềm, ngành mạng máy tính, ngành hệ thống thông tin, ngành an toàn thông tin. Cơ sở vật chất ở đây cực kì tiên tiến và hiện đại với 167 phòng học lý thuyết trang bị tất cả hơn 300 máy tính, máy chiếu 5 phòng máy và hệ thống thư viện cực kì hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngủ giảng viên của Học viện được đào tạo ở các cơ sở uy tín trong và ngoài nước với trình độ cao, có nhiệt huyết với nghề luôn luôn truyền cảm hứng tới các sinh viên.
5. Cơ Hội Việc Làm Khi Học Ngành Công Nghệ Thông Tin
Sau khi bạn đã có tấm bằng đại học trên tay thì chắc hẳn ít nhiều gì bạn đã có những kiến thức liên quan tới ngành nghề của mình theo đuổi. Hãy chọn lựa cho mình một công việc phù hợp với bản thân để có thể phát triển lớn mạnh hơn nữa. Bạn có thể tìm hiểu một số ngành nghề dưới đây:
Các công ty phần mềm: than gia thu thập, vận hành và xử lý các thiết bị phần mềm máy tính
Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa thiết bị phần cứng: có khả năng chế tạo, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị máy tính
Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp: am hiểu phần cứng và phần mềm có thể thiết kế các giải pháp trọn gói cho công ty dựa trên những yêu cầu cụ thể
Các công ty về mạng và an ninh mạng: bảo đảm hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi gặp sự cố và bảo mật an toàn dữ liệu.
Kết Luận: Với những chia sẻ ở phía trên chúng tôi hy vọng rằng bạn hiểu rõ hơn về Ngành Công Nghệ Thông Tin nên học khối nào để từ đó xác định rõ được mục tiêu của mình, đưa ra cho mình một lựa chọn sáng suốt đề có thể thành công trong tương lai.