Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu – Kỹ năng cần có và cơ hội việc làm
Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là định hướng nghề nghiệp khá hot và được nhiều bạn trẻ quan tâm đến. Khi theo học, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để thiết kế, quản lý và vận hành các hệ thống mạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kết nối và truyền thông trong kỷ nguyên số.
1. Thông tin về ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Khi chọn ngành học này, học viên sẽ được học về công nghệ máy tính, mạng Internet, truyền thông dữ liệu, phát triển ứng dụng trực tuyến, điện toán đám mây, IoT, và quản trị an ninh mạng.
Đây là một ngành học toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối và truyền thông ngày càng tăng trong những năm trở lại đây. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu đã trở nên quan trọng và ảnh hưởng rộng khắp trong các lĩnh vực của đời sống hiện đại như kinh tế, truyền thông, giáo dục, giải trí.
2. Tiềm năng phát triển của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu đang trải qua sự phát triển mạnh mẽ, không chỉ liên quan đến thiết kế mạng và xây dựng hệ thống, mà còn lĩnh vực an ninh mạng, truyền thông, IoT. Các xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành này bao gồm:
- 5G và Wi-Fi 6: Tăng tốc độ truyền tải dữ liệu và cải thiện độ bảo mật.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học sâu (Deep Learning): Cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của các hệ thống mạng.
- Internet of Things (IoT): Tạo ra nhiều cơ hội ứng dụng mới.
- Điện toán đám mây: Tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu suất của hệ thống mạng.
Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu đang được chú ý ngày càng nhiều do xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.
3. Các công việc của kỹ sư mạng máy tính
Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của các hệ thống mạng máy tính trong các cơ quan, tổ chức. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư mạng máy tính sẽ làm việc tại các cơ quan, đơn vị chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin, các cơ quan và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến mạng máy tính.
Sau khi tốt nghiệp, người học ngành này sẽ có năng lực đáp ứng các yêu cầu công việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm:
- Lắp đặt và cấu hình hệ thống mạng
- Triển khai các dịch vụ mạng và quản trị người sử dụng
- Quản trị hệ thống phần mềm
- Bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng
- Quản trị mạng máy tính
- Giám sát hệ thống mạng
4. Kỹ sư mạng máy tính lương bao nhiêu?
Một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu chính là mức lương. Đối với lĩnh vực này, tùy vào từng vị trí mà các kỹ sư sẽ nhận được mức lương khác nhau. Cụ thể như sau:
- Kỹ sư mạng máy tính có mức lương trung bình từ 8 – 15 triệu/tháng.
- Kỹ sư an ninh mạng có thể kiếm được từ 13 – 18 triệu/tháng với 1 – 3 năm kinh nghiệm. Mức lương cao nhất cho các vị trí này có thể lên tới 20 – 30 triệu/tháng, thường với trên 5 năm kinh nghiệm.
- Nhân viên quản trị mạng có thể kiếm được từ 6 – 10 triệu/tháng với 0 – 3 năm kinh nghiệm, lên tới khoảng 15 triệu/tháng.
- Chuyên viên quản trị mạng, hệ thống có mức lương trung bình từ 8 – 13 triệu/tháng, có thể cao hơn khoảng 20 – 25 triệu/tháng.
- Nhân viên IT và nhân viên IT phần cứng mạng có mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu/tháng, có thể cao hơn khoảng 15 – 20 triệu/tháng và tối đa là 30 triệu/tháng.
- Kỹ sư hệ thống có mức lương trung bình từ 9 – 16 triệu/tháng, cao nhất khoảng 25 – 30 triệu/tháng.
- Lập trình viên có mức lương trong khoảng 8 – 15 triệu/tháng, có thể tăng lên 40 triệu/tháng khi có nhiều kinh nghiệm và năng lực.