Thực trạng ứng dụng Khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp của Khoa Công nghệ thông tin
Chuyển đổi số hiện nay là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển mọi mặt của xã hội nhanh, bền vững; là một trong những đột phá lớn, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, thúc đẩy và phát triển các ứng dụng về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm cải tiến thông minh hóa, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm quy trình sản xuất, xuất xứ minh bạch, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trước yêu cầu đẩy mạnh áp dụng chuyển đối số trong tất cả các lĩnh vực, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 8 định hướng lớn về chuyển đổi số trong nông nghiệp, gồm: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Xây dựng hệ thống dữ liệu lớn; Thúc đẩy phát triển nông dân số; Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số; Tự động hóa quy trình sản xuất; Giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm; Phát triển thương mại điện tử trong ngành nông nghiệp; và Chuyển đổi số trong quản lý, điều hành. Do đó, công nghệ thông tin rất cần thiết trong công tác quản lý, điều hành, xây dựng được Kiến trúc dữ liệu ngành nông nghiệp, xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, vùng nuôi, dữ liệu chuỗi ngành hàng; phát triển các nền tảng số như hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số phục vụ nông dân; nghiên cứu, hợp tác, đào tạo, chuyển giao công nghệ số…
Từ năm 2015 đến nay, khoa Công nghệ thông tin đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học tạo ra nhiều phầm mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt về ứng dụng AI vào trong hoạt động sản xuất. Cụ thể như sau:
Về lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt: khoa đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống điều khiển, giám sát tưới thông minh cho cây trồng; sử dụng sóng siêu âm để nhận biết kim loại nặng trên khoai lang, nghiên cứu sử dụng AI để phân tích nhận dạng một số loại cây thuốc dựa vào phân lớp dữ liệu hình ảnh; sử dụng AI để phân tích dữ liệu cây trồng; phát hiện bệnh tật bằng cách phân tích hình ảnh, dữ liệu cảm biến từ cây trồng để đưa ra dự đoán chính xác; Xây dựng Hệ thống thông tin trực tuyến về sử dụng đất Học viện Nông nghiệp Việt Nam, xây dựng Hệ thống quản lý cây xanh của Học viện đã được đưa lên hệ thống máy chủ của Học viện
Về lĩnh vực chăn nuôi, thú ý: nghiên cứu phân loại protein vận chuyển sử dụng mô hình máy học; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu một số loại bệnh trên gà, nghiên cứu công nghệ AI trong giám sát sức khỏe của gia súc, gia cầm,…
Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Ứng dụng công nghệ kết nối vạn vận (Internet of Things-IoT) thiết kế chế tạo mô hình hệ thống tự động giám sát chất lượng nước của ao nuôi thủy sản (sử dụng cho nuôi tôm, cá).
Nghiên cứu, sử dụng AI để phân tích, dự đoán xu hướng. Các mô hình học máy, học sâu sử dụng dữ liệu lịch sử để đưa ra dự báo, phân lớp dữu liệu nhận dạng hình ảnh, âm thanh (trên đối tượng ong mật), Các thuật toán học máy như mạng nơ-ron và thuật toán học sâu được sử dụng để phân tích hàng trăm ngàn biến số trong các dữ liệu về ong mật để đưa ra dự báo chính xác về các vấn đề của đàn ong và đưa ra các dự báo trong tương lai,…
Khi sử dụng CNTT, đặc biệt là AI trong nông nghiệp đã hỗ trợ cho các quy trình sản xuất tự động hóa và tối ưu hóa, giúp nông dân tăng cường năng suất và giảm chi phí sản xuất. AI giúp nông dân dự đoán và phòng tránh các rủi ro từ khí hậu đến dịch bệnh. Nó cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu thuốc phân bón và thuốc trừ sâu, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Hiện nay, khoa Công nghệ thông tin đang hợp tác với với nhiều doanh nghiệp lớn, điển hình như: Tập đoàn NIC GROUP và Công ty 1C trong lĩnh vực đào tạo sinh viên và kết hợp nghiên cứu khoa học, hướng liên kết xây dựng các phần mềm quản lý dữ liệu, phát triển các nền tảng số về quản lý, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số phục vụ nông dân; nghiên cứu, hợp tác, đào tạo, chuyển giao công nghệ số…
Môt số hình ảnh liên quan:
Hình 1: Hình ảnh giao diện của phần mềm Hệ thống thông tin trực tuyến về sử dụng đất Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại địa chỉ http://quyhoach.vnua.edu.vn/
Hình 2: Hệ thống quản lý cây xanh của Học viện đã được đưa lên hệ thống máy chủ của Học viện tại địa chỉ: http://cayxanh.vnua.edu.vn/
Khoa Công nghệ thông tin