Tổng quan về chuyên ngành Công nghệ thông tin
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
1. Thông tin chương trình đào tạo Công nghệ thông tin
Tổng số tín chỉ: 128-130 tín chỉ
Thời gian đào tạo: 4 năm
Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin đào tạo ra các Cử nhân có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, đặc biệt là các chuyên viên phát triển web, quản trị mạng, hay phân tích, xử lý dữ liệu.
Cử nhân có thể học tiếp sau đại học ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, hoặc các ngành có liên quan gần ở trong hay ngoài nước.
2. Chuyên ngành công nghệ thông tin học gì?
– Các kiến thức chung theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo và kiến thức cơ sở ngành.
– Vận dụng, đánh giá được sự phù hợp với từng vấn đề của phương pháp lập trình phổ biến
– Sử dụng, đánh giá được ưu và nhược điểm của các kiến trúc cơ bản trong phát triển ứng dụng web và một số mô hình kiến trúc ứng dụng web.
– Vận dụng được các yêu cầu cần thiết để thiết kế và quản trị mạng cho một tổ chức.
– Vận dụng được một số phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu cho các bài toán thống kê, phân loại, hồi quy.
– Sử dụng được các kỹ thuật cơ bản trong thiết kế giao diện người dùng trong xây dựng hệ thống phần mềm.
– Hiểu biết luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Cơ hội việc làm chuyên ngành Công nghệ thông tin
Sau khi tốt nghiệp đại học sinh viên có thể đảm nhận vị trí:
– Giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin.
– Thiết kế và quản trị website, lập trình viên, kiểm thử phần mềm
– Chuyên viên phân tích, xử lý, khai phá dữ liệu trong các lĩnh vực khác nhau.
– Chuyên viên Quản trị mạng đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho các hệ thống mạng.
– Chuyên viên Quản lý dự án, điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dụng CNTT.
– Chuyên viên Xây dựng và quản lý dữ liệu
Xem thêm: tin tức, thông tin tuyển sinh 2018, công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin.