Tổng quan về chuyên ngành Hệ thống thông tin
Chuyên ngành hệ thống thông tin
1. Thông tin chương trình đào tạo Hệ thống thông tin
Tổng số tín chỉ: 128-130 tín chỉ
Thời gian đào tạo: 4 năm
Chương trình đào tạo chuyên ngành hệ thống thông tin đào tạo ra kỹ sư xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, đặc biệt tập trung vào phần mềm cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức và thông thạo kỹ năng, có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế phát triển hệ thống thông tin và công nghệ thông tin nói chung ở nước ta.
2. Chuyên ngành Hệ thống thông tin học gì?
– Các kiến thức chung theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo và kiến thức cơ sở ngành.
– Hiểu biết cơ bản về ứng dụng CNTT trong quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính; áp dụng và phân tích được một số tính toán tài chính vào một số nghiệp vụ thường gặp trong giao dịch tài chính.
– Hiểu và phân tích được các khái niệm chung về quy trình xây dựng, phát triển hệ thống thông tin.
– Phân tích và áp dụng được các quy trình xây dựng và kỹ thuật xây dựng phần mềm trong các hệ thống thông tin.
– Áp dụng được các mô hình thống kê, tối ưu, ứng dụng trong khai thác dữ liệu lớn, dự báo, … trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị, ngân hàng, ….
– Hiểu biết luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông; có kiến thức về bảo vệ môi trường.
3. Cơ hội việc làm chuyên ngành hệ thống thông tin
Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc:
– Chuyên viên xây dựng, quản trị, phát triển các hệ thống vận hành doanh nghiệp, tổ chức như hệ thống ERP, SCM, CRM, HR, …
– Kỹ sư cầu nối: Có khả năng kết nối các nhà quản trị doanh nghiệp, tổ chức xã hội với các lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin để thiết kế, xây dựng các hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin quản lý.
– Chuyên viên lập dự án, điều phối, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp.
– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống thông tin, công nghệ thông tin;
– Chuyên viên phân tích và xử lý dữ liệu ở các trung tâm, viện nghiên cứu, hoặc doanh nghiệp, tổ chức;
– Xây dựng và quản lý dữ liệu: Thiết kế các chương trình ứng dụng, cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá.
– Lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước
– Thiết kế và quản trị website, quản trị mạng, kiểm thử phần mềm.
Xem thêm: tin tức, thông tin tuyển sinh 2018, công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin.