[Giải đáp] Ngành Công nghệ phần mềm “Xin việc dễ như trở bàn tay”

Với sự lên ngôi của ngành công nghiệp 4.0, thời đại công nghệ đang đi lên từng ngày như hiện nay thì với việc các ngành như Công nghệ phần mềm, An toàn thông tin, Mạng máy tính,… đang khan hiếm nguồn nhân lực như vậy, liệu xin việc có dễ dàng đối với mỗi sinh viên theo học không?

Hiện nay, ngành Công Nghệ Thông Tin đang ngày một tiến lên không ngừng, nên việc có rất nhiều phần mềm máy tính ra đời nhằm phục vụ nhu cầu, mục đích của chúng ta. Vì thế, cơ hội việc làm tại công ty hay thậm chí tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước của ngành Công Nghệ Phần Mềm là rất lớn, thu hút đông đảo giới trẻ, có thể khẳng định ngành Công Nghệ Phần Mềm “xin việc dễ như trở bàn tay” đối với những bạn thực sự đam mê theo ngành. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành này. Dưới đây, là bài viết tóm gọn thông tin hữu ích về ngành dành cho các bạn học sinh chưa biết đến ngành học này.

1. Ngành Công Nghệ Phần Mềm Là Gì?

Ngành Công nghệ phần mềm là một ngành nằm trong khối các ngành Công nghệ thông tin được đào tạo với mục đích đào tạo ra các kỹ sư CNTT tương lai chuyên về lĩnh vực phần mềm. Các sinh viên theo học sau khi ra trường cần phải có khả năng phân tích, thiết kế hệ thống, biết cách triển khai các sản phẩm hoặc dự án phần mềm. Bên cạnh đó, phải có khả năng làm việc độc lập, có khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo phát triển phần mềm.

Ngoài ra, Công Nghệ Phần Mềm còn sử dụng kiến thức về các lĩnh vực như : khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm, kỹ sư hệ thống.

Ngành Công Nghệ Phần Mềm Là Gì?

2. Công Việc Ngành Công Nghệ Phần Mềm Là Gì?

Công việc của ngành Công Nghệ Phần Mềm đó là sản xuất ra các sản phẩm phần mềm phục vụ nhu cầu cần thiết. Sau khi được sản xuất, chế tạo thành công, chúng sẽ được giao cho khách hàng cùng với tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách thức sử dụng kèm theo.

Thời nay, bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần tới sự có mặt của sản phẩm ngành Công Nghệ Phần Mềm, từ ứng dụng điện thoại cá nhân, máy tính cá nhân đến phần mềm của các doanh nghiệp lớn hay những hệ thống quản lý của cả một quốc gia. Đây có thể nói là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê với công nghệ và mong muốn đưa sự sáng tạo của mình vào công việc, tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao, chính xác và hiệu quả đến tay người dùng.

3. Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Phần Mềm

Khi tìm hiểu về ngành công nghệ phần mềm thì chắc hẳn ai cũng thắc mắc rằng ngành công nghệ phần mềm học những gì, chương trình đào tạo ngành công nghệ phần mềm ra sao phải không? Chúng ta có thể liệt kê một số kỹ năng mà sau khi theo học ngành này các sinh viên có thể làm như:

  • Sinh viên theo học ngành Công Nghệ Phần Mềm sẽ có khả năng tự thiết kế, xây dựng, bảo trì, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp. Ngoài ra còn có khả năng quản lý phát triển một dự án phần mềm hoàn chỉnh theo quy trình chuẩn.
  • Các bạn có thể tự đưa ra các sản phẩm phần mềm phù hợp cho các tổ chức mà bạn đang phục vụ. Thực hiện việc quản lý, tổ chức, đảm bảo chất lượng cho một hệ thống phần mềm thông suốt.
  • Bên cạnh đó, chúng ta được đào tạo chuyên sâu để xây dựng và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình, phân tích và đánh giá yêu cầu của dự án, đưa ra giải pháp tiếp cận các công nghệ mới.
  • Bạn sẽ biết áp dụng các công cụ và thành phần phần mềm sẵn có để phát triển cho các dự án phù hợp với khách hàng. Có thể đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực ngành công nghệ thông tin.
  • Cùng với đó, khi theo học Công Nghệ Phần Mềm bạn phải có kiến thức chuyên ngành về: Toán học, kỹ năng lập trình, phân tích thiết kế, các thuật toán, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, môn công nghệ phần mềm, thực tập ngành công nghệ phần mềm…và cùng với đó là các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà các bạn đang theo đuổi trong tương lai. Ví dụ: Website, mobile,…
  • Khi bạn đã tốt nghiệp ngành Công Nghệ Phần Mềm tại các trường Đại học, cao đẳng bạn sẽ cần trang bị trau dồi kiến thức chuyên môn như: Java, .Net,…. Khi đã nắm vững những vấn đề này bạn chắc chắn sẽ được tham gia vào quá trình phát triển của một dự án phần mềm thực tế.
  • Những sinh viên đã học chuyên ngành khác mà muốn chuyển sang ngành Công Nghệ Phần Mềm sẽ vất vả hơn một chút vì bạn cần làm quen với kiến thức chuyên môn như: ngôn ngữ lập trình, cơ sở cấu trúc dữ liệu, các thuật toán,…

4. Cơ Hội Việc Làm Ngành Công Nghệ Phần Mềm

Ở mọi góc nhìn cho thấy, từ việc làm tại công ty đến các tập đoàn, doanh nghiệp đều cần có kỹ sư phần mềm. Trong thời gian, cơ hội tìm việc làm trong ngành này được dự đoán ​​sẽ tăng trưởng rất nhanh. Tùy thuộc vào trình độ của bạn, bằng cấp của bạn có thể đem đến một thu nhập vừa ý nhất. Dưới đây là việc làm có thể kể đến trong ngành này:

  • Thiết kế Website.
  • Gia công phần mềm, Game.
  • Trong các bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng..v…v..
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế các phần mềm máy tính.
  • Chuyên viên cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính.

Và còn rất nhiều các công việc khác chưa kể đến.

Mức lương ngành công nghệ phần mềm đang nằm trong top những ngành có mức thu nhập cao, ngoài ra nó còn tùy thuộc vào vị trí  và năng lực làm việc của bạn nữa nhé!

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ phần mềm

Hiện nay, ngành Công nghệ phần mềm vẫn đang là ngành khẳng định được vị thế quan trọng trong sự tồn tại và phát triển ngành công nghiệp 4.0 của Việt Nam nói riêng cũng như toàn thế giới nói chung. Trên đây là tất tật thông tin quan trọng nhất về ngành hy vong có thể giải đáp các thắc mắc như chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, lương ngành công nghệ phần mềm bao nhiêu của bạn. Nếu bạn đang có dự định theo học con đường này thì hãy chăm chỉ học hỏi, trau dồi và rèn luyện, bạn sẽ đạt được kết quả trong sự nghiệp phía trước.