Ngành Công nghệ thông tin
- Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra:
1.1 Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đào tạo ra cử nhân CNTT có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm cao và sức khỏe tốt; có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng vững chắc để đảm nhận các công việc liên quan trong lĩnh vực CNTT; có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao trình độ.
Mục tiêu cụ thể:
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sẽ:
MT1: Đảm nhận được các công việc chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT tại các cơ quan công lập, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
MT2: Cập nhật được các công nghệ, kỹ thuật mới trong ngành nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thay đổi của công việc.
MT3: Luôn thúc đẩy động cơ học tập suốt đời, có lòng yêu nghề, năng động và sáng tạo trong công việc chuyên môn.
1.2. Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra của CTĐT | Chỉ báo của CĐR | Mức theo thang Bloom |
Kiến thức chung | ||
CĐR1: Áp dụng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế học, quản trị học vào lĩnh vực Công nghệ thông tin.
|
1.1. Áp dụng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vào lĩnh vực CNTT.
1.2. Áp dụng các kiến thức về kinh tế học, quản trị học vào lĩnh vực CNTT. |
Mức 3: Áp dụng
(Applying): Áp dụng thông tin, khái niệm đã biết vào một tình huống, điều kiện mới để giúp giải quyết vấn đề |
Kiến thức chuyên ngành | ||
CĐR2: Áp dụng các nguyên lý hoạt động của hệ điều hành, mạng máy tính, các phương pháp phát triển phần mềm, kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin để xây dựng và phát triển phần mềm, quản trị, vận hành hệ thống thông tin và hệ thống mạng.
|
2.1. Áp dụng được các phương pháp phát triển phần mềm, kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin vào phát triển phần mềm.
2.2. Áp dụng được nguyên lý hoạt động của hệ điều hành, mạng máy tính, an toàn thông tin vào xây dựng, quản trị, vận hành các hệ thống thông tin và hệ thống mạng.
|
Mức 3: Áp dụng
(Applying): Áp dụng thông tin, khái niệm đã biết vào một tình huống, điều kiện mới để giúp giải quyết vấn đề |
CĐR3: Đánh giá chất lượng phần mềm hoặc mức độ an toàn của hệ thống thông tin. | 3.1. Đánh giá chất lượng phần mềm.
3.2. Đánh giá mức độ an toàn của hệ thống thông tin.
|
Mức 5: Đánh giá
Đánh giá (Evaluating): Đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với thông tin dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí |
Kĩ năng chung | ||
CĐR4: Vận dụng kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và kỹ năng phản biện trong nghiên cứu ứng dụng, phát triển hoặc đánh giá giải pháp công nghệ thông tin có liên quan đến nhiều lĩnh vực.
|
4.1. Vận dụng kỹ năng tư duy logic, sáng tạo trong nghiên cứu ứng dụng, phát triển giải pháp công nghệ thông tin có liên quan đến nhiều lĩnh vực.
4.2. Vận dụng kỹ năng phản biện để đánh giá các giải pháp công nghệ thông tin có liên quan đến nhiều lĩnh vực. |
Mức 3: Làm chính xác (Precision) thể hiện khả năng lặp lại chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn một kỹ năng, thường thực hiện độc lập không cần phải hướng dẫn |
CĐR5: Vận dụng kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và giao tiếp đa phương tiện; sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực CNTT đạt trình độ B1. | 5.1. Vận dụng kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và giao tiếp đa phương tiện.
5.2. Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong lĩnh vực CNTT đạt trình độ B1. |
Mức 3: Làm chính xác (Precision) thể hiện khả năng lặp lại chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn một kỹ năng, thường thực hiện độc lập không cần phải hướng dẫn |
Kĩ năng chuyên ngành | ||
CĐR6: Sử dụng thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình, ít nhất một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. | 6.1. Sử dụng thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình.
6.2. Sử dụng thành thạo ít nhất một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
|
Mức 3: Làm chính xác (Precision) thể hiện khả năng lặp lại chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn một kỹ năng, thường thực hiện độc lập không cần phải hướng dẫn |
CĐR7: Phân tích các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì và bảo mật các hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin | 7.1. Phân tích các vấn đề kỹ thuật phát sinh đối với các hệ thống phần mềm.
7.2. Phân tích các vấn đề kỹ thuật phát sinh đối với các hệ thống thông tin |
Mức 4: Phối hợp (Articulation) thể hiện khả năng kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự chính xác, nhịp nhàng và ổn định |
CĐR8: Phát triển phần mềm ứng dụng trên các nền tảng khác nhau cho nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, quản lý, giáo dục, kinh tế. | 8.1. Phát triển phần mềm ứng dụng trên nền tảng web.
8.2. Phát triển phần mềm ứng dụng trên nền tảng desktop. 8.3. Phát triển phần mềm ứng dụng trên nền tảng mobile. |
Mức 5: Làm thuần thục (Naturalization) thể hiện khả năng hoàn thành dễ dàng một hay nhiều kỹ năng và trở thành tự nhiên, không đòi hỏi sự cố gắng về trí lực và thể lực |
Tự chủ và trách nhiệm | ||
CĐR9: Tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. | 9.1. Tuân thủ pháp luật về CNTT và Truyền thông.
9.2. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp CNTT và Truyền thông. |
Mức 3: Đánh giá hoặc Nội tâm hóa (Valuing) thể hiện sự tiếp nhận thông tin, hiểu và tán thành/phản đối giá trị thông tin, có cảm nhận tốt/xấu về thông tin.. |
CĐR10: Có trách nhiệm đối với tập thể, trách nhiệm đối với môi trường. Có tinh thần học tập suốt đời và ý chí phát triển sự nghiệp. | 10.1. Thừa nhận có trách nhiệm đối với tập thể, trách nhiệm đối với môi trường.
10.2. Hình thành tinh thần học tập suốt đời và ý chí phát triển sự nghiệp.
|
Mức 3: Đánh giá hoặc Nội tâm hóa (Valuing) thể hiện sự tiếp nhận thông tin, hiểu và tán thành/phản đối giá trị thông tin, có cảm nhận tốt/xấu về thông tin.
Mức 4: Tổ chức hoặc Thiết lập (Organizing) thể hiện hiểu, so sánh và tổng hợp được giá trị của thông tin tiếp nhận. |
- Cơ hội việc làm và định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Lĩnh vực: Công nghệ thông tin
- Vị trí
– Lập trình viên (Lập trình các phần mềm ứng dụng trên máy tính, điện thoại, web);
– Chuyên viên kiểm thử và kiểm định phần mềm;
– Chuyên viên thiết kế, triển khai hệ thống mạng, quản trị mạng;
– Chuyên viên lập dự án, điều phối, hoạch định chính sách phát triển Công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp;
– Chuyên viên quản trị dự án phần mềm;
– Chuyên viên quản lý, phân tích và xử lý dữ liệu lớn ở các doanh nghiệp, tổ chức;
- Nơi làm việc
– Các công ty liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin
– Có năng lực làm việc ở vị trí giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về CNTT, cán bộ nghiên cứu CNTT tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu.
- Cơ hội học tập sau khi tốt nghiệp
Với kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chi tiết được thể hiện rõ trong Bản mô tả CTĐT (Download tại đây)