[Giải Đáp] Cơ Hội Việc Làm Ngành Hệ Thống Thông Tin
Ngành Mạng và Hệ thống thông tin là một ngành vô cùng hot hiện nay được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm tới có lẽ bởi cơ hội việc làm cho ngành Hệ thống thông tin vô cùng đa dạng và năng động. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay về lĩnh vực này nhé!
1. Tìm Hiểu Về Ngành Hệ Thống Thông Tin
Ngành Hệ thống thông tin là gì? Là ngành học về con người, tổ chức và công nghệ. Chuyên ngành này tập trung nhiều vào việc thiết kế, vận hành các hệ thống thông tin và quản trị để kết nối các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp lại với nhau giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Khi quyết định học ngành Hệ thống thông tin sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ tư duy về toán học cũng như có những kĩ năng nghề nghiệp về mảng thiết kế, quản lý cơ sở dữ liệu và có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp hiện nay.
Chương trình đào tạo ngành hệ thống thông tin học những gì? Tùy thuộc vào mỗi cơ sở đào tạo sẽ khác nhau một chúc, nhưng đa phần các cơ sở đào tạo sẽ có khung chương trình như sau:
- Kiến thức đại cương: tin học cơ sở, các môn toán, tiếng anh, vật lý,…
- Kiến thức chuyên ngành: Kiến trúc máy tính, hệ điều hành, hệ chuyên gia, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, môn mạng và hệ thống thông tin,…
- Kỹ năng: làm việc nhóm, tìm kiếm việc làm, lãnh đạo,…
Tố chất cần có khi theo học ngành hệ thống thông tin là gì? Là một trong những chuyên ngành CNTT nên khi theo đuổi ngành này bạn phải học tốt được các môn toán-tin, có khả năng tư duy, trình độ tiếng anh và đặc biệt là ham học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân mình.
2. Tại Sao Nên Theo Học Ngành Hệ Thống Thông Tin
Có thể thấy rõ hiện nay, bên cạnh những cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin vô cùng Hot do sự bùng nổ cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay cùng với rất nhiều vị trí IT có thu nhập thuộc top cao từ khi mới ra trường. Ngành Hệ thống thông tin hiện nay cũng rất khát nguồn nhân lực trên thị trường lao động.
Theo khảo sát về việc làm của nhiều kênh tuyển dụng nổi tiếng hiện nay, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin ở các quốc gia phát triển đều hài lòng nhất định về công việc đã chọn lựa. Điển hình như các sinh viên ngành Hệ thống thông tin tại Hoa Kì thường mức lương khởi điểm đứng top 15 nghề nghiệp cao nhất và sinh viên thường có sự thỏa mãn về nghề nghiệp ở nhóm 5 ngành nghề có sự thỏa mãn nhất.
3. Cơ Hội Việc Làm Ngành Hệ Thống Thông Tin
3.1. Giảng Viên Ngành Hệ Thống Thông Tin
Ngành nghề này có chuyên môn đảm nhiệm giảng dạy và đào tạo các bậc đại học hoặc cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng. Đóng vai trò chính trong việc giảng dạy và đào tạo ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Chịu trách nhiệm giảng dạy cũng như hướng dẫn chấm điểm các dự án và luận văn kết thúc quá trình nghiên cứu khi ở đại học; tham gia xây dựng lên các kế hoạch nội dung chương trình đào tạo; các phương pháp giảng dạy đổi mới,…
Muốn trở thành một giảng viên bạn cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Bằng thạc sĩ
- Phải có dự án hoặc công trình sáng tạo được công nhận.
3.2. Quản Trị Hệ Thống
Khi theo học Ngành Hệ thống thông tin này bạn có thể là một người quản trị hệ thống. Đây là những người phải đảm bảo môi trường phát triển cho nhóm và họ sẽ thực hiện việc cài server, thiết lập môi trường, Backup, thiết lập môi trường phát triển và vận hành hệ thống… Đối với những non-tech thì chính là người chuyên đi cài Win với Restart modem. Quản trị hệ thống chính là kỹ năng ra quyết định và sự cẩn thận là thứ quan trọng nhất.
3.3. Quản Lý Dự Án
Ngoài ra Ngành Hệ thống thông tin còn có thể là một người quản lý dự án . Đây là vị trí liên quan đến quản lý, bố trí cho ai làm việc gì, họ chính là người chịu trách nhiệm làm thế nào để team đi đúng hướng. Họ phải biết được điểm mạnh và điểm yếu từng người để bố trí và biến thứ mong muốn của BA/PO trở thành hiện thực thông qua các việc làm với những thành viên khác. PM đôi khi họ còn đảm nhận vai trò của BA/PO (PM truyền thống), thậm chí còn cả System Architect + UX Designer được PM kiêm luôn. Tuy nhiên, cách làm này hay khiến team bị bottleneck ở vị trí của PM, và khiến cho team bị chậm hơn. Ở Việt Nam thì PM thường coi là “sếp”, nhưng thực tế PM cũng chỉ là một vị trí trong team. Trong đó PM cần nhất khả năng giao tiếp và trao quyền và kỹ năng lập kế hoạch cũng rất quan trọng.
3.4. Tester
Ngoài các công việc ở phía trên thì bạn cũng có thể trở thành một Tester là một vị trí đảm bảo khi Developer làm ra đúng với yêu cầu của BA/PO. Tester/QA hầu như là những người Executive, người kiểm tra trực tiếp sản phẩm để đảm bảo những gì làm dev làm ra là đúng và hợp lý. QC là những người kiểm soát về các quy trình, đảm bảo quy trình thực thi đúng. Khi các quy trình đúng thì gián tiếp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với QA quan trọng nhất là sự cẩn thận và tỷ mỉ.
Kết luận: Bên trên có thể được xem là những cơ hội việc làm trong ngành Hệ thống thông tin và còn có rất nhiều những vị trí, cơ hội khác nữa, tuỳ thuộc vào các công ty vị trí trên được chia nhỏ/phát sinh tới những vị trí mới và mức lương ngành hệ thống thông tin cũng sẽ không làm bạn thất vọng. Với những chia sẻ ở phía trên mong bạn đã có thể hiểu được rõ hơn về cơ hội việc làm cho ngành này để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai mai sau.