[Hướng Nghiệp] Ngành Hệ Thống Thông Tin Học Ra Làm Gì?

1. Ngành Hệ Thống Thông Tin Là Gì?

Hệ Thống Thông Tin là một hệ thống gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin, dữ liệu, cung cấp một cơ chế phản hồi để có thể đạt được mục tiêu định trước. Hiểu sâu hơn, thì đó là tập trung vào thiết kế, quản trị, vận hành các hệ thống thông tin; kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức; phân tích dữ liệu hỗ trợ ra quyết định với các chuyên gia công nghệ thông tin cũng như làm thế nào để các doanh nghiệp có thể hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Ngành hệ thống thông tin là gì

Ngành Hệ Thống Thông Tin là ngành đào tạo ra những cử nhân khai thác và xây dựng Hệ Thống Thông Tin đặc biệt chú tâm vào phần mềm cho các tổ chức doanh nghiệp.

2. Chương Trình Đào Tạo Ngành Hệ Thống Thông Tin Học Những Gì?

Khi theo học Ngành Hệ Thống Thông Tin này sinh viên được học các khối kiến thức đại cương cũng như các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, để làm nền tảng cơ sở kiến thức vững chắc để đi nghiên cứu chuyên sâu hơn. Sinh viên có khả năng phân tích, thiết kế, triển khai, xây dựng, kiểm soát các hệ thống thông tin,…trong môn mạng và hệ thống thông tin, môn an toàn cơ sở dữ liệu,…nhằm cung cấp các phương án tối ưu trong công tác quản lý kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh. Xây dựng ứng dụng trong công nghệ thông tin vào thực tiễn quản trị tổ chức, doanh nghiệp, có khả năng phân tích, xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu lớn, bảo mật và nâng cao tính an toàn của hệ thống.

Chương Trình Đào Tạo Ngành Hệ Thống Thông Tin: Sinh viên phải hoàn thành tổng số 131 tín chỉ trong đó có 117 tín chỉ bắt buộc và 14 tín chỉ tự chọn.

STT Tên Học Phần BB/TC
1 Triết học Mác – Lê Nin BB
2 Tin học cơ sở BB
3 Cơ sở vật lý cho tin học BB
4 Đại số tuyến tính BB
5 Toán giải tích BB
6 Pháp luật đại cương BB
7 Tiếng anh bổ trợ PCBB
8 Giáo dục thể chất  đại cương PCBB
9 Giáo dục quốc phòng 1 PCBB
10 Tiếng anh 0 PCBB
11 Kinh tế chính trị Mác – Lê nin BB
12 Xác xuất thống kê BB
13 Toán rời rạc BB
14 Kiến trúc máy tính và vi xử lý BB
15 Cơ sở dữ liệu BB
16 Kỹ thuật lập trình BB
17 Nhập môn công nghệ phần mềm BB
18 Giáo dục thể chất (Chọn 02 trong 09 HP: Điền kinh, thể dục aerobic, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, khiêu vũ, thể thao, bơi, bóng rổ) PCBB
19 Giáo dục quốc phòng 2 PCBB
20 Tiếng anh 1 BB
21 Chủ nghĩa xã hội khoa học BB
22 Phân tích và thiết kế hệ thống BB
23 Nguyên lý hệ điều hành BB
24 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật BB
25 Thực hành cấu trúc dữ liệu và giải thuật BB
26 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu BB
27 Nguyên lý kế toán TC
28 Lập trình Python TC
29 Giáo dục quốc phòng 3 PCBB
30 Kỹ năng mềm (Chọn 03 trong 06 học phần: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng hội nhập quốc tế, Kỹ năng quản lý bản thân) PCBB
31 Tiếng anh 2 BB
32 Độ phức tạp thuật toán BB
33 Mạng máy tính BB
34 Phương pháp tính BB
35 Lập trình Java BB
36 Quản lý môi trường BB
37 An toàn thông tin TC
38 Cơ sở mã hóa thông tin TC
39 Tiếng anh chuyên ngành CNTT & TT BB
40 Tư tưởng Hồ Chí Minh BB
41 Kinh tế thương mại, dịch vụ BB
42 Lập trình Java 2 BB
43 Thiết kế và quản lý dự án CNTT BB
44 Khai phá dữ liệu BB
45 Tối ưu hóa TC
46 Phát triển ứng dụng web TC
47 Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam BB
48 Các phần mềm trong điều khiển BB
49 Các mô hình toán tài chính và ứng dụng BB
50 Hệ thống thông tin quản lý BB
51 Hệ hỗ trợ ra quyết định BB
52 Cơ sở dữ liệu 2 TC
53 Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm TC
54 Thực tập chuyên ngành BB
55 Hệ cơ sở tri thức TC
56 Phát triển ứng dụng di động TC
57 Khóa luận tốt nghiệp BB
58 Truyền thông đa phương tiện TC
59 Nguyên lý truyền thông không dây TC
60 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 2 TC
61 Phân tích dữ liệu lớn TC

3. Cơ Hội Việc Làm Và Mức Lương Của Ngành Hệ Thống Thông Tin

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Hệ Thống Thông Tin thì chắc hẳn bạn đã có ít nhiều kiến thức chuyên ngành khi đó bạn có thể chọn cho mình một môi trường làm việc phù hợp với bản thân cùng với đó là một mức lương khá hấp dẫn.

3.1. Cơ Hội Việc Làm Ngành Hệ Thống Thông Tin

Khi bạn học chuyên ngành này nếu bạn muốn phát triển bản thân thì hãy tiếp cận tới các ở các lĩnh vực sau:

Chuyên viên quản trị: quản trị viên hệ thống thông tin, tích hợp hệ thống; tư vấn xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin.

Cán bộ quản lý: các dự án trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các hệ thống thông tin địa lý.

Giảng viên: giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

Thiết kế và quản lý hệ thống thông tin về kinh tế: phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.

Cơ hội việc làm ngành hệ thống thông tin

3.2. Mức Lương Ngành Hệ Thống Thông Tin

Đây là một ngành học có mức lương khá hấp dẫn đối với các bạn trẻ hiện nay. Công việc cho ngành nghề này là vô số, bạn mới ra trường thì bạn có thể thu nhập cho mình từ 6-8 triệu VND/tháng. Còn một khi đã có trong tay những kiến thức cũng như kinh nghiệm dày dặn thì lúc đó mức lương của bạn có thể lên tới 15-20 triệu VND/tháng thậm chí có khi còn hơn cả như thế rất nhiều.

4. Tố Chất Cần Có Khi Theo Học Ngành Hệ Thống Thông Tin

Để theo học Ngành Hệ Thống Thông Tin bạn cần có một số yếu tố sau đây:

Có khả năng tư duy tốt, nhanh nhẹn và nhạy bén trong công việc

Thông minh, có khả năng sáng tạo và ham học hỏi

Có khả năng làm việc nhóm

Đam mê với các công nghệ và phần mềm.

Những tố chất cần có khi theo học ngành hệ thống thông tin

Kết luận: Ngành Hệ Thống Thông Tin quả thật là một ngành vô cùng Hot không những trong mà còn ngoài nước. Vô số công việc đang đợi bạn cùng với một mức lương cực kì hấp dẫn hãy chuẩn bị hành trang để bước tiếp chặng đường phía trước một cách vững mạnh hơn. Cùng với những chia sẻ ở phía trên hy vọng giúp bạn có thể hiểu thêm về Ngành Hệ Thống Thông Tin này nhé!