[Giải Đáp] Cơ Hội Việc Làm Các Ngành Công Nghệ Thông Tin

Ngành công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 hiện đang là ngành dẫn đầu về cơ hội việc làm. Bởi lẽ, các công ty công nghệ mọc lên ngày càng nhiều hướng ra khu vực và thế giới. Chính vì thế mà nhân sự ngành này hứa hẹn trở thành nguồn lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai.

1. Nhu Cầu Nhân Lực Các Ngành Công Nghệ Thông Tin Hiện Nay

Theo thống kê, hiện nay thì ngành Công nghệ thông tin đang thiếu hụt trầm trọng về nguồn lực đặc biệt là ở tại các doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam năm 2021 cần tới 1 triệu lao động. Những con số đó cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực các ngành Công nghệ thông tin vẫn không hề giảm. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông thì nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%, trong đó có nhiều vị trí ‘khát’ như là: lập trình viên đa phương tiện, lập trình di động, quản trị mạng, các vị trí trong ngành an toàn thông tin, ngành hệ thống thông tin, ngành mạng máy tính,…

Nhu cầu nhân lực các ngành Công nghệ thông tin

2. Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Sự Thiếu Hụt Nhân Lực Các Ngành Công Nghệ Thông Tin

2.1. Không Theo Kịp Tốc Độ Phát Triển Của Công Nghệ

Tốc độ phát triển của các công nghệ như AI hay Big data là chóng mặt, gần như làm khó nhân lực ngành Công nghệ thông tin nếu như không chịu cày quốc cật lực.

  • AI (Trí tuệ nhân tạo): là công nghệ mô phỏng quá trình học tập và suy nghĩ của con người cho máy móc và các hệ thống máy tính. Cụ thể quá trình này nó bao gồm việc học tập – thu thập thông tin và các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng, cuối cùng là tự rút kinh nghiệm. Ngôn ngữ dùng trong AI là Python và R, cả 2 ngôn ngữ này đều rất khan hiếm người am hiểu. Khi mà PHP vẫn còn là ngôn ngữ lập trình Hot thì bỗng AI chuyển mình biến Python trở thành ngôn ngữ lập trình cung không đủ cầu
  • Big data: là thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu cực kỳ lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thông không thể xử lý được. Không có định nghĩa chính xác về Big data, nó thường được dùng làm thuật ngữ makerting hệ thống thông tin hướng tới các doanh nghiệp. Chuyên gia về Big data được gọi với danh hiệu “Nhà khoa học dữ liệu”, ở Nhật số người làm công việc này chưa tới 1000 người.

2.2. Độ Tuổi Trung Bình Ngày Càng Trẻ Hóa

Mặc dù nhân lực các ngành Công nghệ thông tin đang thiếu hụt trầm trọng, nhưng điều đấy không có nghĩa là các nhà tuyển dụng sẽ dùng tầng lớp “trung niên” để lấp đầy khoảng trống. Trái ngược với nó thì số lượng tuyển dụng sinh viên và người có kinh nghiệm lại tăng gấp 10 lần. Đặc biệt trong doanh nghiệp thì việc tuyển dụng nhân lực “có tuổi” còn bị dè chừng hơn rất nhiều, khả năng tuyển dụng các kỹ sừ 30, 40 tuổi là cực kì thấp nếu có thì có lẽ họ cũng rất khó để hòa nhập với môi trường.

3. Cơ Hội Việc Làm Các Ngành Công Nghệ Thông Tin

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin thường hay thắc mắc rằng ra trường sẽ làm gì, thì thật ra ngành Công nghệ thông tin rất là rộng có hàng trăm ngàn các công việc, tùy theo chuyên ngành học và khả năng thì sẽ có những công việc khác nhau.

3.1. Ngành Công Nghệ Phần Mềm

Một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ phần mềm sẽ có thể đảm nhận được các vị trí như sau:

  • Lập trình viên: các bạn có thể chọn hàng chục các ngôn ngữ như java, c#, php, python, nodejs, javascrip, … để làm lập trình. Ngoài ra bạn có thể làm các công việc ở các vi trí như lập trình back-end, frond-end, nghề lập trình đa phương tiện, …
  • Thiết kế phần mềm hay thiết kế hệ thống: Để có thể đảm nhận vị trí này bạn cần phải nắm chắc kiến thức đã được dạy đặc biệt là môn công nghệ phần mềm và phân tích thiết kế hệ thống, hiểu được các vấn đề ngắn hạn và dài hạn có thể gặp khi phát triển nói chung là phải có trí tưởng tượng tốt để hình dung ra các vấn đề có thể gặp phải sau này.
  • Business Analysis (BA): là người chịu trách nhiệm về yêu cầu công việc. Nói cách khác thì sẽ là người trung gian giữa bên kĩ thuật và một bên phi kĩ thuật như marketing, sale,… Công việc chủ yếu là mô tả yêu cầu bằng ngôn ngữ kĩ thuật để developer có thể triển khai được yêu cầu mong muốn của khách hàng. BA đôi khi cũng là người chỉ ra hướng đi của dự án cho nên kĩ năng cần thiết nhất đó là phân tích và đánh giá yêu cầu.
  • Quản lý dự án: là vị trí phân chia công việc, chịu trách nhiệm làm sao để team mình đi đúng hướng
  • Tester: Công việc chính là đảm bảo những gì mà developer làm ra là đúng yêu cầu của BA. Tester là công việc yêu cầu tính ti mỉ và cẩn trọng, thường phù hợp với nữ giới.
  • Một số nghề khác: quản trị hệ thống, kĩ sư dữ liệu, product manager,…

Cơ hội việc làm các ngành Công nghệ thông tin

3.2. Ngành An Toàn Thông Tin

Dưới đây là một số công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin có thể tham khảo nhé!

  • Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng.
  • Chuyên viên bảo mật hê cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin.
  • Chuyên viên kiểm tra an toàn thông tin cho mạng và hệ thống.
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin.
  • Chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.

3.3. Ngành Mạng Máy Tính Và Truyền Thông

Dưới đây là một số vị trí việc làm ngành Mạng máy tính và Truyền thông mà bạn có thể tham khảo thêm:

  • Chuyên viên quản trị mạng: làm việc tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ internet.
  • Chuyên viên thiết kế mạng.
  • Chuyên viên phát triển phần mềm mạng.
  • Chuyên viên phát triển các ứng dụng trên di động và mạng không dây.

Cơ hội việc làm các ngành Công nghệ thông tin

 

3.4. Ngành Hệ Thống Tin

Một sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin có thể đảm nhận được các vị trí sau đây.

  • Các vị trí về tư vấn thiết kế hệ thống mạng, giải pháp quản lí thông tin cho các doanh nghiệp.
  • Bảo trì các thiết bị máy tính.
  • Các vị trí trong bộ phận vận hành, phát triển công nghệ thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở các trường đại học.