Ngành Công nghệ thông tin – Mũi nhọn thời kỳ 4.0

Trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ, công nghệ thông tin luôn giữ vững vị thế là một trong những ngành hàng đầu về nhu cầu nhân lực và tiềm năng phát triển. Vị thế này càng được củng cố trong bối cảnh thế giới bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, ở thời kỳ Cách mạng 4.0 – mà tại Việt Nam cơ bản là ứng dụng những công nghệ tự động hóa, công nghệ cao, trao đổi dữ liệu… trong công nghệ sản xuất, trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, công nghệ thông tin càng khẳng định được tầm quan trọng của mình – vừa là nền tảng, vừa là động lực để bắt kịp đà phát triển của thế giới. Các hệ thống công nghệ thông minh chính là điều kiện để tối ưu hóa năng suất lao động, tiết giảm nhân lực lao động thủ công, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Hội thảo Tân sinh viên Công nghệ 4.0 cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin

Công nghệ 4.0 nâng tầm CNTT?

Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự bùng nổ về nhu cầu việc làm ngành công nghệ thông tin (CNTT), mở ra nhiều cơ hội cho các thí sinh yêu thích công nghệ. Giấc mơ tự lực có việc làm tốt lương cao sau khi ra trường giờ không còn quá xa vời với các bạn trẻ. Có thể nói, cách mạng công nghiệp trở thành đòn bẩy khiến thị trường lao động mảng công nghệ cao sôi động hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của LinkeIn số lượng việc làm ngành CNTT tăng đột biến, dẫn đầu trong top 20 ngành nghề trong 5 năm trở lại đây. Rõ ràng làn sóng công nghệ mới đã khiến cơn khát nhân lực CNTT tăng cao đến đỉnh điểm..

Cũng theo báo cáo Hồ sơ lập trình viên Việt Nam mới nhất của TopDev nhu cầu nhân lực ngành IT tăng 56% trong năm 2019. Công ty khảo sát nhân lực này cũng chỉ ra nhu cầu tuyển dụng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn 2019-2021, gây thiếu hụt khoảng 90.000 nhân lực IT trong năm nay và khoảng 190.000 người vào năm 2021. Các nguyên nhân dẫn đến nhu cầu nhân lực IT tăng mạnh trên diện rộng, theo dữ liệu: Việt Nam thu hút ngày càng nhiều công ty công nghệ trong khu vực tìm đến đặt cứ điểm phát triển sản phẩm; làn sóng khởi nghiệp được thúc đẩy và đặc biệt làn sóng chuyển mình của các doanh nghiệp truyền thống sang chuyển đổi số và thương mại điện tử ở nhiều lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, bất động sản…

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Nguồn nhân lực CNTT đang thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng, do vậy một chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đặt ra. Đó là tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động. Ông Phạm Quang Dũng , Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Công nghệ thông tin – Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, nhờ nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng đang ngày càng đa dạng của doanh nghiệp (kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ…), trong quá trình đào tạo Khoa luôn linh hoạt nắm bắt nhu cầu của thị trường để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Khoa nâng cao chất lượng, năng lực của giảng viên, cơ sở vật chất, bảo đảm cho sinh viên có thể vừa học, vừa hành một cách tốt nhất. Từ năm 2015, Khoa đã ký kết biên bản hợp tác với nhiều các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Công nghệ và Đào tạo Devmind, Công ty TNHH Công nghệ NCCSoft Việt Nam, Công ty Cổ phần Phần mềm Nara….


Khoa Công nghệ thông tin thăm quan và làm việc với Công ty TNHH Công nghệ NCCSoft Việt Nam

>>> Tìm hiểu thêm: Cơ hội việc làm CNTT trong tương lai;

Chia sẻ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên khóa 64 Khoa Công nghệ thông tin – HVNNVN.