[Hướng Nghiệp] Các Ngành Công Nghệ Thông Tin

Các ngành Công nghệ thông tin luôn luôn là một chủ đề vô cùng Hot đối với giới trẻ hiện nay. Công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão tất nhiên cơ hội việc làm cho các ngành Công nghệ thông tin ngày càng nhiều cùng với đó là một mức lương vô cùng hấp dẫn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay về các ngành Công nghệ thông tin này nhé!

1. Ngành Công Nghệ Phần Mềm

1.1. Ngành Công Nghệ Phần Mềm Là Gì?

  • Ngành Công nghệ phần mềm là những quy tắc trong công nghệ có liên quan mật thiết đến mọi khía cạnh của quy trình sản xuất phần mềm. Ngành Công nghệ phần mềm bao gồm các kiến thức, công cụ và phương pháp cho việc thực hiệc các tác vụ thiết kế, kiểm thử, xây dựng và bảo trì phần mềm. Hơn thế nữa, nó còn sử dụng các kiến thức của các lĩnh vực: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, quản lý các dự án,…

Ngành công nghệ phần mềm

  • Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều có đào tạo ngành Công nghệ thông tin trong đó có môn Công nghệ phần mềm.

1.2. Cơ Hội Việc Làm Ngành Công Nghệ Phần Mềm

Sinh viên sau khi ra trường tốt nghiệp đã có thể tham khảo cho mình một số công việc phù hợp như sau:

  • Công ty phát triển phần mềm, gia công phần mềm, thiết kế website, game, của các cơ quan, nhà máy và các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT.
  • Chuyên viên thiết kế, phân tích, cài đặt, bảo trì các phần mềm máy tính để đáp ứng được các ứng dụng khác nhau trong các tổ chức.
  • Các công ty tư vấn về các giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin.
  • Tự phát hành sản phẩm game và các ứng dụng trên thiết bị di động.

2. Ngành An Toàn Thông Tin

2.1. Ngành An Toàn Thông Tin Là Gì?

  • Ngành An toàn thông tin là sử dụng các phương pháp nhằm mục đích ngăn cản, phòng ngừa sử dụng, truy cập, phát tán, phá hủy các thông tin hay ghi lại khi chưa được sự cho phép của người tạo thông tin. Chuyên ngành An toàn thông tin được mở ra nhằm giúp sinh viên có kiến thức về bảo mật, an ninh mạng.
  • Ngành An toàn thông tin không chỉ áp dụng vào lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn đóng góp trong y tế, thực phẩm, thời trang và môi trường.

2.2. Cơ Hội Việc Làm Ngành An Toàn Thông Tin

Sinh viên học ngành An toàn thông tin có thể tham khảo một số môi trường làm việc dưới đây:

  • Chuyên viên bảo mật các cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên điều tra tội phạm mạng
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống
  • Chuyên viên tư vấn ngành an toàn thông tin.

3. Ngành Hệ Thống Thông Tin

3.1. Ngành Hệ Thống Thông Tin Là Gì?

  • Ngành Hệ thống thông tin là một ngành của Công nghệ thông tin dùng để tổng hợp, phân tích dữ liệu về việc vận hành, kinh doanh sử dụng các công cụ trong quá trình thu thập xử lý thông tin.
  • Hệ thống thông tin hiện đại chính là hệ thống tự động hóa dựa vào các phần cứng, mềm của máy tính và các công nghệ thông tin khác.

Ngành hệ thống thông tin

3.2. Cơ Hội Việc Làm Ngành Hệ Thống Thông Tin

Sau khi hoàn thành chương trình ngành Hệ thông thông tin bạn có thể đảm nhiệm những công việc sau đây:

  • Thiết kế và quản lý hệ thống thông tin cho các hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn, đào tạo nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án.
  • Giảng viên dạy một số học phần liên quan đến lĩnh vực hệ thống thông tin.
  • Lập trình viên
  • Quản lý mạng

4. Ngành Mạng Máy Tính

4.1. Ngành Mạng Máy Tính Là Gì?

  • Ngành Mạng máy tính là một ngành chuyên nghiên cứu những nguyên lý của mạng, thiết kế và xây dựng được một hệ thống mạng từ nội bộ cho đến mạng diện rộng để có thể kết nối toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành còn cung cấp những kỹ năng trong việc phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính nối mạng từ trung đến cao cấp.

Ngành mạng máy tính

4.2. Cơ Hội Việc Làm Ngành Mạng Máy Tính

Hiện nay, với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của Mạng máy tính, không có một máy tính nào không có nhu cầu kết nối tới mạng bở vậy cơ hội việc làm cho ngành nghề này cực kỳ cao. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể bắt đầu với những công việc sau:

  • Chuyên viên quản trị mạng và các hệ thống tại các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp.
  • Chuyên viên thiết kế mạng: xây dựng được các mạng máy tính an toàn và hiệu quả
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng di động và mạng không dây
  • Xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông
  • Lập trình hệ thống mạng cũng như quản trị giám sát an ninh mạng.

Kết luận: Với những chia sẻ định hướng nghề nghiệp ở phía trên chúng tôi mong rằng bạn có thể hiểu và nắm bắt được tất cả các ngành Công nghệ thông tin, một phần nào đó có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai mai sau.