[Giải Đáp] Các Ngành Công Nghệ Thông Tin?

Hiện nay ngành Công nghệ thông tin là một tập hợp của đa nhóm ngành, tổ hợp trong đó là từng chuyên ngành một được phân loại nhằm mục đích nâng cao sự phát triển cũng như đào tạo, định hướng cho các sinh viên.

1. Ngành Công Nghệ Phần Mềm

Chuyên ngành Công nghệ phần mềm được hiểu như thế nào? Công nghệ phần mềm còn được biết đến với tên gọi là kỹ thuật phần mềm. Nó chính là những quy tắc trong công nghệ có sự liên quan mật thiết đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm. Nó được áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, sử dụng cũng như bảo dưỡng các phần mềm hệ thống.

Công nghệ phần mềm có sự khác biệt với khoa học máy tính. Về khoa học máy tính nó chỉ đề cập tới lý thuyết cơ bản. Còn công nghệ phần mềm thì tập trung vào các hoạt động xây dựng để chế tạo ra các phần mềm hữu dụng cho con người. Sự phát triển mạnh mẽ này của công nghệ phần mềm đã vượt trội hơn hẳn các lý thuyết của khoa học máy tính.

Sẵn có nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, thì ngay sau khi tốt nghiệp các sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau như:

  • Kĩ sư phần mềm.
  • Dẫn đầu các nhóm phát triển phần mềm.
  • Bảo trì phần mềm.
  • Chuyên viên kiểm thử phần mềm.
  • Đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Quản trị dự án phần mềm.
  • Giảng viên môn Công nghệ phần mềm

Mục tiêu đào tạo đề ra:

Nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về phát triển và quản lý điều hành các dự án phần mềm,…

Khả năng phân tích, thiết kế, triển khai và bảo trì các hệ thống phần mềm cũng như nghiên cứu, phát triển công cụ trong lĩnh vực công nghệ phần mềm

Có kiến thức và kỹ năng xã hội, có khả năng làm việc cá nhân và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh, học tập và nghiên cứu.

chuyên ngành công nghệ phần phầm

2. Ngành Hệ Thống Thông Tin

Hệ thống thông tin là ngành học về các cá nhân, các thiết bị và quy trình thu thập được, nhằm phân tích, đánh giá, phân phối những thông tin chính xác cho những người biên soạn các quyết định trong tổ chức, ban ngành…

Nhiều người cho rằng nó giống với ngành Công nghệ thông tin hay khoa học máy tính, nhưng thực tế không hẳn vậy. Ngành Hệ thống thông tin tập trung vào thiết kế, quản lý và vận hành các hệ thống thông tin cùng với phân tích dữ liệu, kết nối các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia, kỹ sư công nghệ thông tin.

Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về chuyên môn một cách vững chắc và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này của mình. Các bạn sẽ được tiếp cận, thực hành cách quản lý dự án công nghệ thông tin, lập trình web, mạng và truyền thông,… Ngoài ra, sinh viên còn được phát triển tối đa các kỹ năng: tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,….

Chuyên ngành hệ thống thông tin
Sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin, các bạn có thể xin vào nhiều vị trí công việc trong các cơ quan, ban ngành như: thiết kế và quản lý một hệ thống thông tin, chuyên viên phân tích hệ thống, quản trị viên hệ thống thông tin. Nếu bạn thích lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy bạn có thể học lên cao hơn để tham gia việc dạy học trong các trường đại học cao đẳng có đào tạo chuyên ngành hệ thống thông tin này.

3. Ngành An Toàn Thông Tin

An toàn thông tin ta có thể hiểu là thuật ngữ dùng chỉ việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin nhằm chống lại các nguy cơ, các hành động truy cập vào để sử dụng, phát tán, sửa đổi bất hợp pháp. Đảm bảo các hệ thống thông tin được làm việc đúng chức năng, phục vụ đúng người một cách chính xác nhất.

Sinh viên khi theo học ngành này được trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, khả năng bảo mật, cài đặt và quản trị hệ thống mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó các sinh viên còn được phát triển các kỹ năng chuyên môn: kỹ năng giải mã, xây dựng các thuật toán, xây dựng các phần mềm và thực hành để phòng thủ hoặc tấn công tin tặc đảm bảo thông tin được an toàn.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội là nhu cầu truyền tải và lưu trữ thông tin của con người vô cùng mạnh mẽ, vì vậy việc bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin để truyền tải đến người dùng rất cấp thiết. Trước nhu cầu đó, ngành này đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn của thời đại công nghệ cao.

Hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức kinh doanh đều chú trọng, quan tâm đều phải đảm bảo thông tin của công ty được bảo mật trước thời buổi cạnh tranh khốc liệt và chính điều này, đã thúc đẩy nhu cầu nhân lực của ngành an toàn thông tin ngày càng cao. Do đó, sinh viên theo học ngành An toàn thông tin sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Chuyên viên an toàn thông tin
  • Quản trị an ninh mạng
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống an toàn thông tin
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
  • Chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin trong các công ty lập trình, doanh nghiệp

Chuyên ngành an toàn thông tin

4. Ngành Mạng Máy Tính

Ngành Mạng máy tính là một ngành nghiên cứu những nguyên lý của mạng, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội bộ cho đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu và cách thiết kế. Đồng thời, ngành Mạng máy tính cũng cung cấp cho người học những kiến thức mới nhất trong việc phát triển ứng dụng trên các hệ thống máy tính.

Đến với ngành học này, sinh viên sẽ được đào tạo và tự tay làm chủ được những công nghệ mạng xã hội như thư điện tử (email), truyền tải tập tin, truyền bá thông tin dữ liệu, hoặc những công nghệ tiên tiến hiện đại như công cụ đám mây, tính toán di động, an toàn và bảo mật thông tin.

Ngành Mạng máy tính là một ngành phù hợp cho những bạn ham thích khám phá công nghệ, mong muốn tìm tòi học hỏi cao, thích giao tiếp với mọi người trên khắp thế giới mà chỉ sử dụng bằng chiếc máy tính đã có kết nối mạng Internet. Cùng với đó, với những hiểu biết về chuyên ngành mạng máy tính, các bạn có thể tự tạo được cho mình một góc riêng về chuyên môn trên Internet.

Hiện nay với sự phát triển của thời đại 4.0 cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất nhiều. Tốt nghiệp kỹ sư ngành Mạng máy tính các bạn có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với các vị trí như:

  • Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống
  • Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp
  • Chuyên viên phát triển phần mềm mạng
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây
  • Chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông

5. Ngành Công Nghệ Thông Tin Chất Lượng Cao

Ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao đang là định hướng của khá nhiều bạn trẻ có ý định học tập và làm việc ở nước ngoài. Khi theo học ngành này thì sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ thông tin. Sau đó các kiến thức này được nâng cao đạt đến trình độ chung của khu vực và thế giới, tạo điều kiện để các bạn có thể nhanh chóng đáp ứng được các nhu cầu về hoạt động nghiên cứu và phát triển. Bồi dưỡng thêm được năng lực sáng tạo học hỏi và các vấn đề giao tiếp ứng xử xã hội thông thường khác.