Công nghệ thông tin

Giới thiệu chuyên ngành công nghệ thông tin

1. Thông tin đào tạo

Tổng số tín chỉ: 128-130 tín chỉ

Thời gian đào tạo: 4 năm

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin đào tạo ra các Cử nhân có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, đặc biệt là các chuyên viên phát triển web, quản trị mạng, hay phân tích, xử lý dữ liệu. Cử nhân có thể học tiếp sau đại học ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, hoặc các ngành có liên quan gần ở trong hay ngoài nước.

Ngoài việc được trang bị các kiến thức chung theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo và kiến thức cơ sở ngành, sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin được trang bị các kiến thức chuyên ngành:

  –  Vận dụng và đánh giá được sự phù hợp với từng vấn đề của các phương pháp lập trình phổ biến;

– Sử dụng và đánh giá được ưu và nhược điểm của các kiến trúc cơ bản trong phát triển ứng dụng web, và một số mô hình kiến trúc ứng dụng web;

– Hiểu và vận dụng được các yêu cầu cần thiết để thiết kế và quản trị mạng cho một tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp, gia đình);

–  Hiểu và vận dụng được một số phương pháp và công cụ  xử lý dữ liệu cho các bài toán thống kê, phân loại, hồi quy, dự báo;

– Sử dụng được các kỹ thuật cơ bản trong thiết kế giao diện người dùng trong xây dựng hệ thống phần mềm;

 – Hiểu biết luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông; có kiến thức về bảo vệ môi trường.

2. Cơ hội việc làm

+ Giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin.

+ Thiết kế và quản trị website: Thiết kế và quản trị website cho các tổ chức, cá nhân;

+ Chuyên viên phân tích, xử lý, khai phá dữ liệu trong các lĩnh vực khác nhau như: thống kê, dự báo tăng trưởng, năng suất, doanh thu, dự báo ô nhiễm môi trường,…

+ Lập trình viên: Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm trên máy tính, điện thoại di động.

+ Chuyên viên kiểm thử phần mềm: Chuyên thử nghiệm, kiểm tra để phát hiện lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên viết ra;

+ Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và theo dõi sát sao, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho các hệ thống mạng; nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống hiệu quả những tấn công từ các hacker; thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công,…

+ Quản lý dự án: Quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dụng CNTT, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch dự án;

+ Xây dựng và quản lý dữ liệu: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng để giải quyết bài toán thực tế, đảm bảo tính chính xác, không dư thừa, tính toàn vẹn, sự thuận tiện trong truy xuất nhưng đảm bảo sự an toàn của dữ liệu.

Xem thêm: tin tức, tuyển sinh 2018, tổ hợp môn xét tuyển đại họcchỉ tiêu và xét chọn chuyên ngànhcông nghệ phần mềmcông nghệ thông tincông nghệ phần mềm- hướng nghề nghiệpmạng máy tính và webtoán-tin ứng dụng.